Thông thường thì những sản phẩm cao cấp mới được mạ vàng, người ta sử dụng kim loại quý này phủ lên bề mặt để làm tặng vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp và tính thẩm mỹ cho những sản phẩm cao cấp. Tuy nhiên, vàng thật ít được sử dụng vì nó làm tăng giá sản phẩm lên rất nhiều và thay vào đó là chất liệu mạ vàng PVD.
Mạ vàng PVD là gì?
Mạ vàng PVD là dùng một chất lớp phủ nhiều tầng gồm các kim loại, hợp kim khác như Nhôm, Titan, Thép,… tạo nên tồng màu giống vàng. Bằng công nghệ này, người ta có thể tạo ra những màu sắc mong muốn bằng cách kết hợp với các kim loại khác nhau trong đó có ZrN cho màu vàng sáng – màu vàng ý, CrC cho màu xám, màu vàng hồng, màu xanh nước biển,…
Công nghệ mạ PVD diễn ra như thế nào?
Công nghệ mạ PVD là phương pháp bay hơi lắng đọng vật lý, được thực hiện dưới điều kiện chân không (10-2 đến 10-4 Torr). Đây được coi là công nghệ mạ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới và không gây ô nhiễm môi trường. Tuổi thọ vật liệu sau khi phủ lớp PVD thường cao gấp 2-3 lần so với khi không phủ.
Quá trình mạ PVD diễn biến qua 4 bước:
Bốc hơi kim loại – evaporation ( kim loại điện cực- Target ): đây là bước mà kim loại chuyển từ thể rắn ( solid phase ) sang thể hơi ( vapor phase). Ở giai đoạn này các nguyên tử kim loại điện cực – (target ) Titannium (Ti), Zirconium(Zr) , chrome(Cr)… tách rời khỏi điện cực do sự hội tụ năng lượng nguồn tại điểm catot (cathode -spot), điểm catot di chuyển trên bề mặt catot làm cho nó phá vỡ liên kết tinh thể ,tan chảy và bốc hơi, những nguyên tử kim loại Ti,Zr, Cr…. va chạm với các điện tử và các ion khác hiện hữu trong môi trường plasma để trở thành những ion Ti+, Zr+, Cr+… và Ti++,Zr++,Cr++…
Vận chuyển ( transportation): là quá trình các ion Ti+, Zr+, Cr+… và Ti++, Zr++,Cr++… dưới tác dụng của điện trường di chuyển thẳng tiến tới sản phẩm cần mạ (substrat).
Phản ứng (Reaction): là quá trình các ion kim loại điện cực Ti+,Zr+, Cr+… và Ti++, Zr++,Cr++… vận chuyển kết hợp với các ion của khí, hỗn hợp khí tạo ra màu sắc lớp phủ. Tương ứng với các phản ứng tạo ra các hợp chất khác nhau cho ra các màu sắc khác nhau trong quá trình mạ PVD.
Lắng đọng (deposition): là quá trình lắng đọng các hợp chất kim loại – khí (TiN, TiCN, ZrN, CrN,CrC…) để tạo ra lớp phủ trên bề mặt sản phẩm.
Ưu điểm của sản phẩm mạ vàng theo công nghệ PVD.
– Mạ vàng PVD bền hơn. Đơn giản bởi vì cấu trúc kim loại nhiều tầng giúp sản phẩm được mạ vàng PVD được ma sát tốt, khó bị trầy xước hay ăn mòn khi tiếp xúc với mồ hôi, bụi bẩn,…
– Mạ vàng PVD có độ bám dính tuyệt vời, lớp phủ thống nhất nên sản phẩm có nước mạ vàng đẹp, mịn hơn và tính thẩm mỹ cao hơn.
– Mạ vàng PVD có quy trình phủ đơn giản, thân hiện với môi trường so với những kỹ thuật mạ vàng trước kia.
ST.